Xuyên Không Về Cổ Đại, Ta Gả Cho Nông Phu Làm Kiều Thê

Chương 54: Tiết Thanh Minh 2



Triệu phủ từng mời một vị tú nương đảm nhiệm chức sư phó dạy các tiểu thư trong phủ học thêu thùa. Đỗ sư phụ tính cách nghiêm khắc, dạy dỗ rất tỉ mỉ và nghiêm nghị, các tiểu thư và bọn nha hoàn đều sợ hãi xa lánh bà, mà bà cũng chỉ dạy hai năm liền rời khỏi phủ.

Những năm ấy, Phó Nguyệt là người duy nhất không sợ bà, là học trò duy nhất có thể chịu khổ kiên trì học thêu. Đỗ sư phụ hài lòng với Phó Nguyệt, lén dạy nàng một kỹ thuật thêu khác – thêu hai mặt.

Thêu hai mặt ở triều Lý không hiếm thấy, nhưng cũng không phải người bình thường có thể học được. Loại kỹ thuật này phần lớn thuộc những nhà có quyền thế hoặc những nhà giàu có nắm trong tay.

Đỗ sư phụ trao tay nghề này cho Phó Nguyệt, Phó Nguyệt vốn định lấy lễ bái sư để đối đãi.

Nhưng Đỗ sư phụ rất kỳ cục, bà kiên quyết không cho Phó Nguyệt bái sư, nhưng lại nói rõ, chờ đến khi nào bà rời đi thì Phó Nguyệt mới được sử dụng kỹ thuật thêu hai mặt này và hai người không có quan hệ gì nữa.

Phó Nguyệt không đả động được Đỗ sư phụ, chỉ có thể đồng ý với bà. Vì nàng luôn phải che giấu nên chưa bao giờ thể hiện điều đó ở Triệu phủ.

Lần này, Phó Nguyệt dùng kỹ thuật thêu hai mặt làm mặt chiếc quạt để thử xem.

Tham Khảo Thêm:  Chương 653: Trong phẫn nộ đột phá

Mặt chiếc quạt lựa chọn thêu những hình ảnh động vật sống động, đáng yêu được nhân cách hoá.

Từ xưa đến nay, thẩm mỹ chung của các bé gái đều giống nhau, luôn không thể kiềm chế được đối với những con vật đáng yêu.

Bởi vậy, một bề mặt quạt là mèo béo ngủ gật, một mặt còn lại là mèo béo vồ bướm.

Màu sắc tươi đẹp, sinh động như thật.

Phó Nguyệt tự tay làm hai cái trước, đến lúc đó đưa đến cửa hàng xem bà chủ đồng ý ra giá thế nào thì sẽ quyết định lựa chọn việc làm kế tiếp.

Khi Phó Nguyệt sửa sang lại thêu phẩm, Tiêu Thái cõng cái sọt tre lớn đi vào, hai tay cũng cầm đầy đồ.

Thấy đầu hắn toát đầy mồ hôi, Phó Nguyệt vội rót một ly trà cho hắn.

Tiêu Thái dỡ tất cả đồ vật xuống, tiếp nhận nước trà, ngửa đầu uống một hơi cạn sạch.

Lau mồ hôi xong, Tiêu Thái mới bình ổn hơi thở nói: “Da thuộc mà ta và sư phụ dạo gần đây làm đều ở chỗ này, ngày mai cùng nhau mang vào trong thành.”

Phó Nguyệt tò mò, vén đám lá cây to trên sọt tre ra để dò nhìn, bên trong đặt ngay ngắn thịt thỏ, thịt gà rừng đã được giế.t thịt, ướp gia vị và đã được hong gió khô.

Một cái lồ ng sắt khác ơ bên cạnh còn có sáu con thỏ còn sống.

Tham Khảo Thêm:  Chương 156

Tiêu Thái đặt lồ ng sắt nhốt thỏ ở góc tường của hậu viện, ném một ít lá cải đến trước lồ ng sắt.

“Chỗ này đều là do chàng gần đây săn được sao?”

Nghe được lời nói nghi hoặc của Phó Nguyệt, Tiêu Thái mở rộng một cái túi ra cho nàng xem: “Nơi này da thú đã thuộc da xong. Mấy thứ này là con mồi mà gần một tháng qua ta và sư phụ tích cóp được, ông không thích ra cửa, các thứ này đều để ta mang vào trong thành đi bán.”

“Vậy thì ngày mai phải đi tìm một chỗ bày quán bán sao?” Đồ vật hơi nhiều một chút, Phó Nguyệt lo lắng trong cả ngày mai sẽ không bán hết được.

Tiêu Thái lấy tất cả da thú ra rồi tiến hành phân loại rồi nói: “Không cần mở quầy hàng. Ta thường xuyên đi vào trong thành bán những thứ này, có một ít khách hàng cũ cố định, trực tiếp bán cho bọn họ là được. Con thỏ còn sống thì mang đến nhà ông chủ quán rượu theo lời đã đặt trước.”

Thấy Tiêu Thái đã có dự tính, Phó Nguyệt cũng an tâm hơn.

“Chàng chờ một chút, ta đi lấy sổ sách ghi nhớ số lượng của một số đồ vật, cũng tiện cho lúc trở về chia cho sư phụ.” Phó Nguyệt vào nhà lấy bút mực tới.

Nhiều đồ vật như vậy, có thể ghi cho nhớ rõ là tốt nhất, tránh cho ngày hôm sau nhớ nhầm.

Tham Khảo Thêm:  Chương 960: Trẻ con thông minh quá sẽ không có bạn

Thấy nàng chuẩn bị tốt, Tiêu Thái vừa sửa sang lại đồ vừa thống kê lại những đồ vật hiện có cho Phó Nguyệt, đồng thời cũng giới thiệu thông tin về những cửa hàng mà chính mình thường liên hệ bán vật phẩm hàng ngày.

“Sáu con thỏ đều là của ta, đã giao hẹn trước với Hà chưởng quầy, một cân hai mươi đồng. Chỗ này có tổng cộng 22 cân.”

“Thịt thỏ và thịt gà rừng đã ướp sẵn, mỗi loại mười hai con, ta và sư phụ mỗi người một nửa. Đều thống nhất bán một con gà rừng là 30 đồng, một con thỏ là 45 đồng. Thịt ướp muối bán cho ông chủ Lý ở tiệm tạp hóa, ông ta vào nam ra bắc, vận chuyển buôn bán lớn, thu mua nhiều đồ tạp nham.”

“Vỏ cây này cũng để cho ông ấy, cụ thể phải xem ông ấy căn cứ vào loại hình và chất lượng thế nào mới ra giá được. Ta có hai bộ da hồ ly, một bộ lông chồn, mười bộ da thỏ. Còn lại đều là của sư phụ, ba bộ da hồ ly, bảy bộ da thỏ”.

Phó Nguyệt nghe Tiêu Thái thống kê, ghi chép lại từng thứ một xuống.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.