Ngày Xuân Oanh Hót/Xuân Oanh Chuyển

Chương 17: Quyển II - Chương 17: Ngày Xuân



Ngày tháng ba, trời trong xanh thẳm.

Gió mát ung dung thổi qua, lạnh mà lại cũng chẳng lạnh.
Mưa đổ hai ngày, vừa tạnh, trên đại đạo phần lớn là người đi đường.

Xe ngựa giữa dòng người, trong gió vương mùi bụi đất thoang thoảng.
Diêu Yên đưa tay vén một góc màn trúc bên cửa sổ xe, quay đầu trông bà vú, thấy bà ta đương ngoẹo đầu ngủ gà ngủ gật, mới yên lòng, tiếp tục nhìn ra phía ngoài.
Bên đường, cây xanh tươi tốt mơn mởn, oanh ca yến hót; vài cành đào mận nở đương thịnh, màu hồng trắng xen vào nhau, vừa hay là cảnh xuân đúng dịp.

Diêu Yên trông về phía bóng xanh chập chờn phía sau, dõi mắt nhìn khuyết đài trùng điệp nơi xa cao ngất, dáng dấp vĩ lệ, như treo nơi chân trời.
Vị trí mấy cái đài cao đó chính là kinh thành… Diêu Yên hơi sợ, đang ngồi cảm thán, bỗng, nghe thấy một loạt tiếng cười như chuông bạc vẳng đến.

Nàng ta quay đầu nhìn lại, chỉ nhác thấy một đại đội nhân mã đang đi trên đường lớn, hoa phục tươi tắn, tiền hô hậu ủng, dường có mấy nhà quý tộc ra khỏi thành đạp thanh.
Diêu Yên thoáng buông màn trúc xuống, lại nhìn mấy người cưỡi ngựa kia, là mấy cậu thanh niên, đeo đai trang nghiêm, trang phục gấm vóc, tọa kỵ dưới hông cũng đeo kim ngọc sức thân, làm nổi bật phong thái toả sáng.
Trong đó, có mấy người là con gái.

Mấy cô nàng đi ngang qua trước xe Diêu Yên, lăng la trên thân rực rỡ, gây ấn tượng mạnh, mang theo một làn hương thơm xông vào mũi.

Gió nhè nhẹ phẩy, dưới tấm màn mỏng như cánh ve, nhác có thể thấy được mặt ngọc môi đỏ, ánh mắt lưu chuyển.
“Đến kinh rồi, thì coi như không còn gì giống giờ nữa.” Nàng nhớ năm ngoái lúc phụ thân nhận chiếu điều nhiệm Thượng thư, A mẫu sờ đầu của nàng nói vậy… Bấy giờ, một con ngựa đi qua trước mặt, lập tức có thiếu niên xoay đầu lại.

Diêu Yên giật mình, mau tay buông mành trúc xuống.
Xe ngựa lộc cộc tiến lên, dừng lại trước một dịch quán.
Sớm đã có người nhà chờ ở đây, nhìn thấy Diêu Yên đi tới, bèn ra nghênh đón.
Điều khiến nàng ta mừng rỡ chính là, mẫu thân nàng là Trịnh thị cũng ở đây.
“A mẫu!” lòng nàng mừng rỡ, nhào vào cái ôm của mẫu thân như con sẻ nhỏ.
Trịnh thị cười híp mắt ôm lấy con gái, nói: “Đi đường có mệt lắm không?”
Diêu Yên lắc đầu cười.
Trịnh thị trông con, kéo tay nàng ta, cười nhẹ nhàng cùng nàng ta ngồi lên xe của mình.

Diêu Yên nhìn quanh quất, thấy trong xe rộng rãi, toàn là lăng gấm, đều là đồ lúc ở Dĩnh Xuyên chưa từng dùng bao giờ.

Phía ngoài xa phu lái xe chậm rãi đi, bốn góc treo túi thơm hương thơm ẩn giấu.
Trên đường đi, hai người nói rất nhiều, từ Dĩnh Xuyên đến kinh thành, không chỗ nào mà không kể.

Diêu Yên tựa bên người mẫu thân, thấy xe vào thành, mắt không ngừng nhìn qua màn nửa mở ra ngoài xe.

Chỉ thấy tường thành bằng gạch đá xám xanh đã che khuất tầm mắt, trên đại đạo rộng rãi càng thêm náo nhiệt, rộn rộn ràng ràng, xe cũng càng chạy càng chậm, xa phu không ngừng gào thét bảo người qua đường tránh ra.
Bỗng nhiên, một trận náo nhiệt truyền đến, Diêu Yên nhìn lại, cách đó không xa lại là một đội quý tộc đi du lịch, trận thế so với trước đó thì thấy càng lớn hơn, có ngựa có xe, trong đám tôi tớ còn có thị đồng cầm hoa.
“Bây giờ chính là lúc các nhà trong kinh du uyển du xuân.” Giọng Trịnh thị chậm rãi vang lên bên tai nàng.

Diêu Yên quay đầu, Trịnh thị nhìn nàng ta, môi ngậm nụ cười nhẹ: “Qua ít ngày A Yên cũng đi nhé.”
Diêu Yên mím môi mỉm cười, dịu dàng ngoan ngoãn tựa vào ngực mẫu thân.
“Có nhớ chị em Lý thị không?” Trịnh thị vuốt đầu nàng nói.
“Lý Châu và Lý Quỳnh ạ?” Diêu Yên vui mừng.

Tham Khảo Thêm:  Chương 70

Hai người này thuở nhỏ nàng chơi rất thân, hai năm trước, phụ thân của mấy cô đến kinh nhậm chức, nên xa nhau.
Trịnh thị gật đầu, cười nói: “Bây giờ nhà họ cách nhà chúng ta không xa, gần đây thường vãng lai, hôm qua ta hẹn Ngô phu nhân dẫn theo chị em chúng nó đến chơi.”
Tâm trạng Diêu Yên vui sướng, nhìn về phía ngoài xe, chỉ cảm thấy phong cảnh vô hạn.
Nhà họ Trịnh vốn là nhân sĩ kinh thành, rất tâm đắc với tục lệ trong kinh.

Bởi vậy, phụ thân Diêu Yên dù mới được điều đến từ địa phương, mà tất cả dụng cụ bày biện trong nhà lại không hề quê mùa tí nào.
Khuê phòng Diêu Yên càng được bày biện tinh tế, ngay cả chị em Lý thị tới thăm cũng tán thưởng không thôi.
“Cái lò Bác Sơn* này được khắc ấn Thiếu phủ** đó.” Lý Quỳnh nhìn một cái lư hương bên cạnh bàn trang điểm của Diêu Yên, líu lưỡi nói.
** Thời Ngụy Tấn và Nam Triều, Thiếu phủ là nơi chuyên chế tạo đồ vật, đúc tiền.
Lý Châu cũng sang nhìn, một lát sau, ngẩng đầu cười nói với Diêu Yên: “A Yên có nhớ, lần đầu chúng ta nhìn thấy lò Bác Sơn do Thiếu phủ chế, là ở chỗ chị Phức Chi.”
Diêu Yên nao nao, một lát sau, mỉm cười gật đầu, nói khẽ: “Đúng vậy.”
Diêu Phức Chi, chị họ bên nội của Diêu Yên, con gái độc nhất của bác cả Diêu Lăng.
Phụ thân Diêu Yên là Diêu Chính xếp hàng thứ ba trong nhà, tính ít nói, dù làm quan đến Thái Thú, nhưng xưa nay không thường được người ta nhắc đến.

Người đời mến tài, nhắc đến Diêu thị, thì luôn luôn nói đến bác cả nhà nàng ta là Diêu Lăng.
Diêu Lăng tên chữ là Bá Hiếu, thuở nhỏ thông minh hơn người, năm tuổi đã làm thơ thành danh.

Ông rất có tài, lại thêm trời sinh tính thoải mái, từng du lịch thiên hạ, kết giao mới vô số danh sĩ, hiền danh ông lan xa một thời.
Đối với người bác cả này thì Diêu Yên cũng không có ấn tượng bao nhiêu, song biết đó là người tuấn nhã.

Mẫu thân cũng đã nói, tướng mạo Diêu Lăng là thượng phẩm.
Đáng tiếc, lúc Diêu Yên chín tuổi, Diêu Lăng cùng vợ là Chân thị đi thuyền qua sông, gặp sóng lớn mà cùng thăng tiên.

Chỉ để lại một cô con gái Diêu Phức Chi cùng tuổi Diêu Yên, về sau được tổ mẫu cho phép, sống cùng chú tư Diêu Kiền.

Diêu Kiền là người nhạt nhẽo không bị trói buộc, Diêu Phức Chi ở cùng chú, bèn rất ít xuất hiện trước mặt mọi người nữa.

Nghe nói, chị ấy bái làm môn hạ thanh tu của một phương sĩ, rất ít trở về.
Phụ thân đến kinh làm quan rất có căn do, Diêu Yên cũng không phải là hoàn toàn không biết gì.
Sĩ tộc từ tiền triều đã hưng khởi, nhiều lần hưng vong, bây giờ đếm hết sĩ tộc trong thiên hạ, Dĩnh Xuyên là số một.

Diêu thị ở Dĩnh Xuyên không tính là vượng nhất, song lịch sử lâu nhất, căn cơ cũng sâu nhất.
Nếu bàn về nguồn gốc, Diêu thị ở Dĩnh Xuyên đã có mấy trăm năm, gia phả thì càng phong phú, có thể ngược dòng nguyên thủy tìm hiểu đến tận Thuấn Đế Diêu Trọng Hoa.

Từ các đời đến nay, người Diêu thị làm quan đông đảo, còn sinh ra rất nhiều trọng thần đứng hàng Tam công, dù chưa nếm mùi quyền thế ngập trời, nhưng cũng chưa từng điêu tàn thưa thớt.

Sau loạn Vệ triều, Diêu thị từng liên hợp với các nhà hào cường Dĩnh Xuyên cát cứ một phương, lại hiểu sâu thời thế, quy về Vương thị.

Về sau Vương thị có được thiên hạ, ở Dĩnh Xuyên Diêu thị cũng chiếm được vô số nhân vọng trong triều, lại bắt đầu im lặng.

Hơn trăm năm qua, dù triều đình có ân chiếu bao nhiêu, người Diêu thị làm quan trong kinh cũng chỉ mười, hai mươi người.
Giấu tài như vậy, đạo lý không cần phải nói tỉ mỉ, nhìn xem lúc khai quốc, mấy kẻ chạm tay có thể bỏng giờ ở đâu là có thể rõ.
Nhưng thiên hạ thái bình đã lâu, Diêu thị nhiều năm lại không nhiều thành tích.

Tham Khảo Thêm:  Chương 27

Tuy có tích lũy ruộng đất đại tông, gia nghiệp cũng có giàu có, nhưng nhìn sĩ tộc khác ngày càng lớn mạnh, tân đế mới vào ngôi, chính là lúc dùng người, xuất sĩ trong tộc bàn luận ngày càng tăng vọt.
Năm ngoái, Ngự Sử trung thừa Diêu Vị cáo lão hồi hương, trước khi lui triều đã tiến cử phụ thân Diêu Yên với Hoàng đế, Thái Thú Lang Gia Diêu Chinh.
Không ngờ, Hoàng đế lại mở rộng ân quyến, ra chiếu vời Diêu Chinh vào kinh thành làm Thượng thư.
Việc này được bàn luận rất nóng ở Dĩnh Xuyên một thời, người người đều khen, rốt cuộc Diêu thị cũng không phải là chỉ có Diêu Lăng.
Lúc có chiếu lệnh bổ nhiệm phụ thân làm Thượng thư, chính là lúc gần ngày tết, tộc nhân Diêu thị đều trở về Dĩnh Xuyên tề tụ.

Nhà nàng ta ngày nào cũng có thân quyến đến nhà chúc mừng.
Lúc gia yến Giao thừa, phụ thân dẫn nhà họ đến bái lễ tổ mẫu, tổ mẫu đặc biệt gọi họ lên, hỏi hạn vợ chồng Diêu Chinh mấy lời, lại cười kéo Diêu Yên và anh cả, cẩn thận nhìn họ.

Khi đó, lần đầu Diêu Yên đứng trước mặt nhiều người như vậy, lại không sợ tí nào.

Nàng nhìn tổ mẫu, bên môi nở ý cười ngọt ngào mà thận trọng, bình yên nhận lấy lời tán thưởng, những ánh mắt ao ước hoặc đố kỵ chung quanh.
Lúc hỏi tuổi Diêu Yên, tổ mẫu như nhớ tới gì đó, đột nhiên nói: “Phức Chi bây giờ cũng mười bảy nhỉ?”
Khoảnh khắc đó, Diêu Yên cảm thấy tiếng nghị luận bên cạnh nhỏ đi rất nhiều.
“Đúng vậy ạ.

Phức Chi chỉ lớn hơn A Yên ba ngày thôi.” Bên cạnh có một bà thím cười đáp.
“Ồ!” Tổ mẫu gật đầu.
“Tổ mẫu, A Yên sinh tháng tư, chưa tròn mười bảy ạ.” Diêu Yên không để ý đến tâm tư người bên ngoài, ý cười trên mặt càng đậm, giọng nói uyển chuyển.
Có lẽ nếu bác cả còn, người Diêu Vị tiến cử với Hoàng đế sẽ không phải Diêu Chinh, Diêu Yên cũng sẽ không đến kinh thành.

Mà dù sao như mẫu thân đã nói, thế sự luôn khó liệu.
Diêu Lăng có thanh danh rất cao, quang mang của ông đủ để che chở đông đảo anh em, cả con gái ông cũng có tổ mẫu bảo vệ.

Nhưng giờ, Diêu Lăng sớm đã chẳng còn, chú tư Diêu Kiền nghe nói có bệnh, Diêu Phức Chi ở núi Thái Hành suốt, ngày tết cũng không về.

Nhất thời, cả nhà Diêu Yên đứng nơi sáng ngời nhất Diêu thị, nàng ta cũng sẽ không còn là đứa trẻ khi còn bé luôn được kì vọng “Phải giống như chị Phức Chi”.
“Nói đến chị Phức Chi, đã lâu không gặp chị ấy, bây giờ đã lấy chồng chưa?” Lý quỳnh buông lò Bác Sơn xuống, hỏi Diêu Yên.
Diêu Yên lắc đầu: “Chưa.”
Chị em Lý thị thấy lạ: “Vì sao?”
“Tôi cũng không rõ lắm.” Diêu Yên bày bàn trang điểm ra, tiện tay gảy gảy châu ngọc trong hộp, mỉm cười nói: “Nghe nói dường như chị ấy muốn thanh tu, tạm không bàn chuyện cưới gả.”
Lý Châu và em gái nhìn nhau một cái, gật đầu: “Thế à.” Đoạn, che miệng cười cười: “Không nói chị ấy nữa.

Lúc tôi và Quỳnh cập kê đều đã đính hôn, mà không biết A Yên đã định với ai chưa?”
Diêu Yên đỏ mặt, một lát sau, cong cong khóe miệng: “Tôi cũng chưa định.”
“Chưa á?” Hai người nhìn nàng ta, như cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.

Lý Châu nói: “Nhưng A Yên đã sắp mười bảy rồi.”
Diêu Yên mỉm cười: “Chuyện hôn nhân do phụ mẫu làm chủ hết, A mẫu tôi chắc là không nỡ xa tôi đây.”
“Ờ…” chị em Lý thị gật đầu như có điều suy nghĩ.

Diêu Yên lại không đợi mấy cô hỏi thêm, cười nhẹ nhàng nói muốn tặng các cô vài thứ, dẫn các cô đi xem lụa cảo mang tới từ Dĩnh Xuyên.
Ba người lại náo nhiệt, tiếng cười nói khắp phòng,
Tâm tư Diêu Yên lại cứ vẫn dừng ở lời vừa mới nói.

Tham Khảo Thêm:  Chương 118

Nghi ngờ trên mặt chị em Lý thị sao nàng ta lại không thấy, chỉ là trong lòng cũng thường suy nghĩ.

Bởi vì người trong tộc đến tuổi này mà còn chưa đính hôn, ngoài Diêu Phức Chi, thì chỉ có Diêu Yên.
Cũng không phải không có ai trong sạch đến cầu thân.

Phụ thân Diêu Yên dù không xuất chúng, nhưng cũng là con đích thất, lại làm quan đến Thái Thú, nhà khác ở Dĩnh Xuyên như Đỗ thị, Tạ thị đều sớm có người đến hỏi ý.

Thế nhưng mẫu thân Trịnh thị hình như cũng không thích lắm, việc trong nhà thì phụ thân lại rất là tuân theo mẫu thân, hôn sự của Diêu Yên bèn mãi chưa quyết.
Trịnh thị xuất thân thế gia kinh thành, năm đó theo ý phụ mẫu, ngàn dặm xa xôi đến Dĩnh Xuyên.

Nhưng, sĩ tộc Dĩnh Xuyên luôn cho rằng con gái nơi khác giáo dưỡng không bằng bản địa, Trịnh thị gả đến đây, từng rất không thông thuận, đến khi sinh hạ huynh trưởng Diêu Yên là Diêu Bằng thì mới dần dần thích ứng.

Diêu Yên trưởng thành rồi, Trịnh thị bèn kể chuyện của mình cho nàng ta, cũng nói với nàng ta, con gái lấy chồng cần so đo.

Dĩnh Xuyên trọng lễ giáo, phụ nữ rất có hiền danh.

Cùng là sĩ tộc, nữ tử nơi khác gả đến thì chịu kiềm chế, mà con gái Dĩnh Xuyên gả đi lại được tôn sùng.
Diêu Yên nhớ mới rồi trên xe, Trịnh thị đề cập với nàng ta rất nhiều người, kể lại mấy nam tử chưa lập gia đình.
Tâm tư A mẫu sao nàng ta lại không hiểu?
Bên môi Diêu Yên nở nụ cười, đưa một thớt lụa hoa màu hoa Huyên ra, dịu dàng nói với chị em Lý thị vẻ mặt tán thưởng: “Đây là lụa màu đặc sản Lang Gia, năm nay mới dệt đó.”
Ban đêm, ánh sáng đèn lưu ly phản chiếu công đường tươi sáng.
Diêu Chinh đọc hết một quyển văn thư, để tới trên bàn, lấy tay chống trán, thoáng nhắm mắt dưỡng thần.
Nhiệm chức mới một tháng, Diêu Chinh cũng cảm thấy mỏi mệt không chịu nổi.

Trong triều sự vụ phức tạp, ông làm Thượng thư tân nhiệm ngày nào cũng cẩn trọng, lại vẫn cảm thấy trong đầu trăm lo…
Một tiếng xột xoạt vang lên ở bên cạnh, Diêu Chinh ngẩng đầu, thấy Trịnh thị đến.
“Phu quân.” Bà mỉm cười tiến lên, bưng lên một cái chén nhỏ từ trong mâm của thị tỳ, nhẹ nhàng đặt trước án Diêu Chinh, dịu giọng nói: “Nghỉ ngơi một lát, dùng chút canh đi.”
Diêu Chinh đương nhìn thê tử, lòng thoáng thư thái.

Dù tính tình bà hơi yêu thích tiêu xài xa xỉ, lại xử sự thông thấu, trong nhà có bà quản lý, chỗ nào cũng hài lòng.

Ông gật đầu, bưng bát lên, chậm rãi khuấy động chìa canh, uống một ngụm.
“Phu quân có nhớ trạch viện chỗ thành tây không?” Một lát sau, bỗng Trịnh thị hỏi.
Diêu Chinh ngẩng đầu, nghĩ ngợi: “Tổ trạch đó à?”
“Đúng vậy.” Trịnh thị mỉm cười, nói: “A mẫu không phải nói rồi à, trạch viện vô chủ trong kinh đều có thể giao cho phu quân quản lý đó? Mấy ngày nữa A Yên sẽ đi vườn ở thành tây dạo chơi, thiếp nghĩ rồi, ngày mai phái mấy gia phó đi thu dọn trạch viện kia, A Yên cũng có chỗ nghỉ ngơi.”
“A Yên định đi chơi vườn à?” Diêu Chinh hơi ngạc nhiên.
Trịnh thị dừng lại, vội cười nói: “Phu quân yên tâm, đến lúc đó phu nhân Lý gia cũng đi, A Yên giao cho bà ấy tất không có chuyện gì.”
Diêu Chinh lắc đầu: “Cũng không phải thế, chỉ là trạch viện đó A Yên không ở được.”
Trịnh thị kinh ngạc: “Vì sao.”
Diêu Chinh nói: “Hôm nay nhà đưa thư đến, nói Thiếu Kính ít ngày nữa sẽ tới kinh thành, trạch viện kia cần để cho chú ấy.”
“Thiếu Kính?” Trịnh thị nghe vậy, ý cười hơi lạt đi: “Không phải chú ấy đi núi Thái Hành dưỡng bệnh sao?”
Diêu Chinh gật đầu, cười khổ: “Nhưng Hoàng đế mới hạ chiếu, muốn chú ấy vào kinh thành làm tiến sĩ.”.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.