Ngạo Thế Tiên Giới (Vô Địch Tiên Nhân)

Chương 1041



Câu trả lời của Dương Bách Xuyên khiến tròng mắt của đệ tử Võ Đang rớt đầy đất. Trong mắt mọi người, trở thành chưởng giáo một phái là chuyện vui ngất trời.  

Ngay cả Thiên Tuyệt và Minh Tuyệt cũng lộ vẻ kinh ngạc. Hai người họ vì chức chưởng giáo mà đấu đá suốt bao nhiêu năm, đương nhiên không phải tự mình làm mà đề cử người phe mình làm.  

Vậy mà Dương Bách Xuyên lại thốt ra một câu nhẹ bẫng “mơ đi”.  

Giọng điệu tựa như rất sợ làm chưởng giáo một phái.  

Chuyện này… khiến bọn họ bất ngờ.  

Cho làm chưởng giáo một phái mà không chịu làm.  

Chưởng giáo của tông môn lâu đời tượng trưng cho điều gì, Thiên Tuyệt và Minh Tuyệt đều biết rõ. Bọn họ cầu xin Dương Bách Xuyên, nhưng người ta không làm.  

Thiên Tuyệt cảm thấy mình chưa nói rõ cho sư tổ những lợi ích của chưởng giáo Võ Đang. Thiên Tuyệt và Minh Tuyệt nhìn nhau, định thay phiên nhau thuyết phục Dương Bách Xuyên.  

Lúc này Minh Tuyệt cũng có cùng suy nghĩ giống Thiên Tuyệt, để cho Dương Bách Xuyên làm chưởng giáo Võ Đang sẽ giúp ích cho sự phát triển của Võ Đang.  

Tư chất yêu nghiệt của Dương Bách Xuyên đã nói lên tất cả. Nếu cho anh làm chưởng giáo Võ Đang, nói không chừng sau này Võ Đang có thể huy hoàng như yêu nghiệt Côn Luân.  

Tham Khảo Thêm:  Chương 957: Thiên Phù Môn

“Sư tổ, có lẽ chúng tôi chưa nói rõ. Nếu ngài làm chưởng giáo Võ Đang, chỉ có chưởng giáo các tông môn lớn mới được tham dự luận đạo Tiên Thiên ở mấy nơi bí mật trên trái đất, có rất nhiều thiên tài địa bảo đó.” Thiên Tuyệt dùng giọng điệu tràn đầy cám dỗ giải thích cho Dương Bách Xuyên.  

Minh Tuyệt cũng gật đầu phụ họa: “Đúng đúng đúng. Sư tổ à, làm chưởng giáo một phái có rất nhiều lợi ích. Chỉ có chưởng giáo một phái mới có thể liên hệ với cấm địa. Theo tin đồn thì trong cấm địa có ghi chép về manh mối của một thế giới khác, đó mới là nơi võ cổ giả hướng tới.”  

Minh Tuyệt nói đến đây, trong mắt lấp lánh ánh sao, chỉ thiếu điều ch ảy nước miếng.  

Dương Bách Xuyên nghe vậy, hai mắt chợt sáng ngời: “Luận đạo Tiên Thiên và cấm địa là gì?”  

Thiên Tuyệt trả lời: “Thưa sư tổ, tám tông môn lớn nhất Trung Quốc chia nhau quản lý chìa khóa một phần bản đồ, cách mười năm chưởng giáo của tám tông môn lớn lại tụ họp một lần, lấy tên là luận đạo Tiên Thiên, tức là buổi luận đạo cho các võ cổ giả Tiên Thiên tìm kiếm điểm đột phá.  

Mà tám chìa khóa bản đồ trong tay tám tông môn lớn có thể mở ra tám di tích thượng cổ trên trái đất, chứa đầy thiên tài địa bảo.  

Tham Khảo Thêm:  Chương 171: Ngoại truyện 2

Chìa khóa bản đồ qua các thế hệ chỉ có chưởng giáo một phái mới được kế thừa. Trước khi chưởng giáo đời trước bế quan, ngài ấy đã đến cấm địa giao chìa khóa bản đồ của Võ Đang cho trưởng lão, dặn rằng nếu như mười năm sau ngài ấy không xuất quan thì có thể bầu cử lại chưởng giáo mới. Sau đó có thêm trưởng lão ở cấm địa giữ chiếc chìa khóa này.  

Bây giờ đã qua mười năm, vì vậy chúng tôi mới tranh đấu để đề cử lại chưởng giáo Võ Đang.   

Còn cấm địa thì tám tông môn lớn nhất Trung Quốc đều có. Đó là cấm địa của mỗi tông môn, chỉ có võ cổ giả trên Tiên Thiên tầng sáu mới có thể vào đó tu hành. Theo tin đồn, trong cấm địa của mỗi tông môn đều ghi lại manh mối về một thế giới khác. Điều này là thật hay giả thì chỉ có người vào đó mới biết. Nhưng điều kỳ lạ là từ xưa đến nay những người vào cấm địa đều không ra ngoài, cả tám tông môn lớn đều như thế.”  

Sau khi Thiên Tuyệt nói xong, Dương Bách Xuyên nảy sinh hứng thú với luận đạo Tiên Thiên và cấm địa.  

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bảo anh làm chưởng giáo Võ Đang là chuyện không thể nào. Làm chưởng giáo Võ Đang chẳng khác gì tự tròng xích lên người mình, anh không làm đâu.  

Tham Khảo Thêm:  Chương 1435

Dương Bách Xuyên ngẫm nghĩ chốc lát rồi hỏi: “Ngoài các chưởng giáo ra, chắc là người khác cũng có thể tham dự luận đạo Tiên Thiên chứ?”  

“Tất nhiên là có thể, chỉ cần có cảnh giới Tiên Thiên là có thể tham dự. Nhưng người trông coi chìa khóa bản đồ chỉ có chưởng giáo một phái thôi.” Thiên Tuyệt giải thích.  


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.