*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chủ Lê liền bảo bà ta kể lại chuyện hôm nhặt được tiền..
Bà Triệu nghĩ kĩ lại rồi mới kể: “Sáng hôm đó mấy người bạn trong nhóm nhảy chúng tôi đi dạo cùng nhau, đúng lúc đó trên đường có một chiếc xe máy chạy qua làm rơi một gói đồ, gói đó còn chưa rơi xuống đất đã bị gió thổi tung, rơi ra mấy tờ đỏ đỏ xanh xanh..
chúng tôi lại gần nhìn phát hiện đó đều là tiền.” Tôi nghi ngờ hỏi: “Sau đấy mọi người đều nhặt tiền đó?” Bà Triệu ngại ngùng nói: “Lúc đầu tôi cũng không định nhật, nhưng thấy ông Vương và ông Lý đều nhặt cất vào túi, nên tôi cũng nhặt mấy tờ…” Chú Lê vội vàng hỏi: “Lúc đó có những ai nhặt được tiền vậy?”
Bà Triệu nghĩ một chút rồi trả lời:2“Hôm đó, trừ ông Vương và ông Lý, còn có bà Tôn và cổ Lưu…”
Sau đó chúng tôi xin bà Triệu địa chỉ của những người kia, định lần lượt đến tìm từng người..
Nhưng chúng tôi còn chưa đi ra, thì con trai bà Triệu đã thì thầm nói: “Thật ra tôi vẫn đang giấu mẹ tôi, hai ngày trước ông Lý đã qua đời rồi.”
Tôi hiểu ngay ông Lý mà anh ta nhắc đến là ai, đó chính là người thứ hai sau bà Triệu bị tai nạn ở đoạn đường kia
Ông ta hiển nhiên không may mắn như bà Triệu..
Chỉ là không biết ông ta chết có phải do nhặt nhiều tiền hơn bà Triệu hay không?
Trước khi đi, chủ Lê để lại địa chỉ nhà Sử Kim Huy cho con trai bà Triệu, dặn anh ta đến địa chỉ đó trả lại8toàn bộ số tiền nhặt được, sóng gió này coi như tạm qua, chỉ mong sử Kim Huy sau này sẽ tha cho bà Triệu một mạng
Còn mấy người kia, chúng tôi bỏ qua ông Lý đã chết, đi đến mấy nhà còn lại..
Đối với chuyện của bà Triệu và ông Lý, bọn họ cũng sợ hãi, mặc dù không biết vì sao lại như thế, nhưng trong lòng cũng cảm giác có liên quan đến số tiền mình nhặt được hôm đó.
Sau khi chúng tôi nói rõ nguyên nhân đến gặp họ, bọn họ có người tin người không, dù sao mình cũng chưa xảy ra chuyện, nên vẫn mang tâm lý cầu may..
Đặc biệt là bà Tôn và bà Lưu, vì hai người này nhặt được nhiều tiền nhất, mỗi người phải được hơn mười nghìn đồng!
Người họ Tốn kia cố chấp vô9cùng, sống chết không chịu thừa nhận mình nhặt được tiền rơi trên đường, tôi biết bà ta không muốn đem tiền ra trả..
Nhưng so với tiền, mạng không phải quan trọng hơn sao?
Bà Triệu chỉ nhặt có mấy trăm đồng của sử Kim Huy còn bị như vậy, huống hồ bà ta và bà Lưu cầm nhiều như thể: Thường thường chuyện nghiêm trọng nhất sẽ đến sau cùng, cho nên hai người bọn họ đến giờ vẫn bình an vô sự, không phải do Sở Kim Huy không biết đến bọn họ, mà ông ta để họ lại xử lý cuối cùng thôi..
Chủ Lê thấy bà Tôn thực sự giữ tiền hơn mạng, bất đắc dĩ nói: “Số tiền đó trả hay giữ tùy các bà, mọi chuyện tôi đã nói rõ, tôi không quan tâm các bà tin hay không..
Mặc dù tôi2không có chứng cứ chứng minh số tiền đó là của Sử Kim Huy, nhưng dù sao các bà cũng thực sự nhặt được tiền, số tiền nhiều như vậy các bà có nghĩ đến nguyên nhân không, phải có chuyện cần gấp người ta mới cảm nhiều tiền mặt như vậy ra đường chứ? Mọi chuyện đều có nhân quả, nếu như hôm nay mọi người nhất định giữ số tiền này, ngày sau quả báo đến, hãy coi như bản thân mình đã chấp nhận hứng chịu.”
Quả nhiên lời của chú Lê có trọng lượng, mặc dù bà Tôn này vẫn không cam tâm tình nguyện, nhưng cuối cùng vẫn trả lại số tiền hơn mười nghìn đồng mình nhặt được..
Đồng thời bà ta còn gọi điện cho một người chưa biết chuyện là ông Vương, bảo ông ta đem tiền trả lại,2nếu không đến lúc Sử Kim Huy tìm đến cửa thì rất phiền toái! Vợ Sử Kim Huy thấy tiền đã được trả lại phần lớn, trong lòng cũng được an ủi ít nhiều, lại thêm chú Lê dùng ngày sinh tháng đẻ của sử Kim Huy làm lễ chiêu hồn trấn an, cuối cùng cũng coi như xử lý xong chuyện này
Mấy người bọn họ may mà gặp được chúng tôi, nếu không đến chết cũng không hiểu tại sao mình chết..
Cũng không hiểu mấy người đó nghĩ gì? Không phải tiền của mình cũng giữ lấy? Mấy ngày sau, người thanh niên chúng tôi gặp ở đoạn đường kia theo danh chủ Lê cũng tìm đến, nhờ chú ấy làm lễ di dời phần mộ cho mẹ cậu ta…
Cậu ta tên là Đàm Lỗi, làm kỹ sư trong nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy
Cha mẹ của cậu ta đã ly hôn từ khi cậu ta còn nhỏ
Cậu ta nhớ rõ lúc đó cha cậu ta đã theo một người phụ nữ trẻ hơn bỏ nhà đi, từ đó về sau cũng chưa từng quay lại
Còn Đàm Lỗi từ nhỏ đã nhìn thấy những thứ kỳ quái, nên thường bị mẹ nhắc nhở không được nói linh tinh.
Về sau, mẹ Đàm Lỗi bị bệnh qua đời, cậu ta an táng cho bà ấy trong khu mộ tổ ở quê, ai ngờ mấy năm gần đây quê của họ bắt đầu quy hoạch thành thị, nhà của bọn họ cũng nằm trong diện quy hoạch
Nhà ở thì không có vấn đề gì, chính phủ thu hồi thì sẽ đền bù, nhưng nghĩa trang ở gần làng cũng phải di dời, mà người dân phải tự di dời
Chuyện này hơi phức tạp, Đàm Lỗi cũng đã tìm mấy pháp sư âm dương và vài miếng đất gần đó…
Mặc dù những chuyện này Đàm Lỗi không hiểu lắm, nhưng cậu ta nhìn mấy khu mộ phần kia cảm thấy không được tốt lắm, có điều bây giờ chuyện di dời mộ phần không thể hoãn lại được nữa, nên lúc gặp được chú Lê, biết chú ấy là cao nhân thực sự, mới hỏi dò khắp nơi tìm đến nhà.
Thử duy nhất chú Lê không chống lại được, chính là sự tâng bốc, mới mấy câu đã bị Đàm Lỗi thuyết phục, đồng ý theo cậu ta về nhà xem tình hình thế nào..
Tôi bất đắc dĩ nhìn chú ấy, thầm nghĩ lão già này định lực quá kém, trước kia, để chú ấy đồng ý xử lý việc di dời mộ phần đều là người không giàu thì sang, bây giờ sao lại đột nhiên đổi tính, chấp nhận giúp tên nhóc nghèo này? Sau này tôi mới biết lão cáo già này làm gì cũng tính toán kĩ rồi, hóa ra chú ấy nhìn trúng tư chất của Đàm Lỗi, muốn nhận cậu ta làm đồ đệ! Nhưng chúng tôi làm nghề này mệnh đều không tốt, cho nên chú ấy muốn xem ý nguyện của Đàm Lỗi trước rồi mới nói.