Từ Nguyệt Gia tram ngâm suy nghĩ một lúc, nói: “Nếu nàng thấy hứng thú, thì chỗ Tuyên Nhi có bức họa của nàng ấy đó.”
Không chỉ có Tê Vân Câm mà còn có Từ Minh Nguyệt và Te Quảng Bạch.
Chờ Từ Ngọc Tuyên lớn lên biết được thân phận của mình, ít nhất thì có thể nhìn những người thân ruột thịt qua bức họa.
Phản ứng của Từ Nguyệt Gia nằm trong dự đoán của Ôn Diệp, nhưng đồng thời cũng nằm ngoài dự đoán.
Ôn Diệp trầm ngâm suy nghĩ, nói: “Ta còn tưởng rằng lang quân sẽ hỏi ta một câu “có phải nàng ghen ty hay không” nữa đó.”
Từ Nguyệt Gia nói chắc như đinh đóng cột: “Nàng sẽ không.”
Hắn biết rõ bản thân mình có điều gì khiến nàng thích hắn.
Đồng thời, hắn cũng cảm thấy may mắn vì bản thân mình có thứ khiến nàng thích hắn.
Chuyện này cũng có thể xem như là một cách thích nhỉ?
Đúng là Ôn Diệp không như thế, và điều này cũng không ảnh hưởng đến việc nàng càng này càng yêu thích Từ Nguyệt Gia hơn.
Giây phút này bỗng nhiên nàng tò mò với quá khứ của Từ Nguyệt Gia, rốt cuộc là chuyện gì đã tạo nên tính cách của hắn như hôm nay.
“Hay là lang quân kể cho ta nghe những năm sau khi chàng thi đậu công danh rồi làm quan đi?”
Từ Nguyệt Gia nhìn nàng, nói: “Chúng ta còn sống mà nàng đã bắt đầu hoài niệm rồi à?”
Ôn Diệp mất một lúc mới hiểu ra, nàng không nhịn được mà cười nói: “Ta cũng đâu nói là hoài niệm đâu.”
Nàng đang tò mò có phải Từ Nguyệt Gia năm mười mấy tuổi cũng giống như bây giờ, rất hợp mắt hợp ý nàng không.
Nghĩ như vậy, bỗng nhiên Ôn Diệp nhớ lại nhiều năm trước, vào cái ngày Từ Nguyệt Gia thi đậu Trạng Nguyên cưỡi ngựa dạo phố, hình như nàng chính là tiểu bối duy nhất trong Ôn phủ vì lười biếng mà không ra ngoài đường ngắm nhìn phong thái của hắn.
Từ Nguyệt Gia khựng lại một lúc lâu, nói: “Sẽ khiến nàng thất vọng đấy.”
Ôn Diệp: “Về mặt gì?”
Một lời nói đã lập tức đá đề tài bay xa vạn dặm.
Từ Nguyệt Gia: “… Không phải như nàng nghĩ.”
Ôn Diệp nhướng mày: “Vậy sao? Nhưng ta cũng không mất trí nhớ mà.”
Từ Nguyệt Gia im lặng một lúc, roi mới nói: “Ta nói vậy đấy.”
Năm đó sau khi nhập sĩ, Từ Nguyệt Gia là người đầu tiên trong triều đại Đại Tấn không lựa chọn ở lại Hàn Lâm Viện mà chọn đến huyện thành xa xôi làm huyện lệnh.
Một là vì để hạ thấp mũi nhọn của Quốc Công phủ, hai là hắn vốn hy vọng những gì mình học được có thể sử dụng đúng chỗ.
Trước khi đến huyện Lâm Chí, Từ Nguyệt Gia vẫn là một vị quý công tử sống trong nhung lụa, không có gì đặc biệt hơn người.
Mà cái huyện thành nhỏ cần phải trèo đèo lội suối mới có thể đến được kia còn thối rữa mục ruỗng hơn trong tưởng tượng của Từ Nguyệt Gia nhiều, ở đó gân như chỉ có một loại người, là nam nhân.
Hai năm sau hắn bị triệu hồi về Thịnh Kinh.
Tình hình tranh giành ngôi báu ở Thịnh Kinh cực kỳ tàn khốc, mắt thấy Tiên Đế đang bị đe dọa, thế mà bản thân Trịnh gia dù chức quan không lớn nhưng lại chiếm giữ địa vị quan trọng, ấy thế mà lại đứng phe trung lập, khiến tất cả các phe bất mãn liên tục vu oan.
Từ Nguyệt Gia không muốn cuốn vào cuộc chiến đoạt đích, cho nên trong lúc lục soát Trịnh gia đã tìm ra chứng cứ Trịnh gia bị các phe phái bôi nhọ, rửa sạch oan khuất trên người họ.
Điều này chọc giận Cửu Vương khi ấy nổi bật như mặt trời ban trưa, đồng thời cũng làm cho Tiên Đế bất mãn.
Sau đó bị biếm đến Tâm Dương, Ngô Châu.
Nói đến đây, Từ Nguyệt Gia tạm dừng một lúc rồi nói tiếp: “Nếu lúc đó đi Ngô Châu sớm hơn, có lẽ Tuyên Nhi sẽ không đến nông nỗi bất đi song thân.”
Ôn Diệp khẽ cảm thán: “Chỉ suýt chút nữa.”
Từ Nguyệt Gia nói: “Thật ra khi đó ta cũng đã khuyên nàng ấy, nhưng nàng ấy vẫn khiên trì sinh đứa bé ra.
“Nàng ấy” này, đương nhiên là chỉ mẫu thân thân sinh của Từ Ngọc Tuyên, Từ Minh Nguyệt.
Ôn Diệp không ngờ rằng trong chuyện này còn có uẩn khúc như vậy, nàng đổi chủ đề khác: “Những lời này không giống như lời lang quân sẽ nói.”
Từ Nguyệt Gia thản nhiên thừa nhận nói: “Khi đó bản thân ta vẫn còn thiếu một chút rèn giữa.”