Nghe người ta khen con gái của mình, Trương Quế Nga lập tức vui như mở cờ trong bụng.
Thím bắt đầu giặt quần áo, cái miệng thì vẫn nói không ngừng.
Toàn là khoe khoang những thứ mới lạ mà mình chưa từng thấy ở nhà con gái ở trên huyện thành.
Cái gì mà bánh kẹo, bánh ngọt nhập từ các tỉnh khác, còn có chiếc xe đạp Vĩnh Cửu 28 giang* mới mua.
Hai người nghe hâm mộ thì hâm mộ.
Nhưng ngày nào cũng nghe, khó tránh khỏi trong lòng khó chịu.
Nên cùng chỉ qua loa tiếp lời vài câu, sau đó tập trung giặt quần áo.
Tuy nhiên Trương Quế Nga cũng nói sướng mồm rồi, cái vồ gỗ trong tay nện xuống cũng mạnh hơn.
Giang Châu cười cười, cách không xa, mở miệng nói: “Dì Trương, dì thiệt có phúc, em Thúy Hồng dạy học ở đâu vậy?”
Trương Quế Nga vô thức mở miệng: “Trung học phổ thông huyện!”
Nói xong bà ta lập tức sửng sốt.
Theo bản năng ngẩng đầu nhìn về phía Giang Châu.
Sau khi nhìn rõ là Giang Châu, Trương Quế Nga hơi tái.
Bà trông có chút không được tự nhiên.
“Cậu hỏi làm gì?”
Trương Quế Nga hừ một tiếng, nói: “Chẳng lẽ cậu còn đi học?”
Bà chỉ thuận miệng nói.
Giang Châu cười vui vẻ, hai tay kê sau ót, miệng thì huýt sáo.
“Cháu không có gì văn hóa, học hành gì chứ?”
Hắn liếc nhìn Trương Quế Nga, cười nói: “Nhưng nhà cháu có văn hóa! Nhà cháu là thanh niên trí thức! Trước đây lúc xuống nông thôn, không phải ở nhà dì Trương sao?”
Trương Quế Nga lập tức câm lặng.
Vợ hắn là ai?
Là Liễu Mộng Ly.
Hai người giặt quần áo bên cạnh lập tức nhỏng lỗ tai lên nghe lỏm.
Chuyện Liễu Mộng Ly cùng Thúy Hồng ở nhà Trương Quế Nga, đã sớm truyền khắp trong thôn.
Tuy sau lưng không ít người nói Đặng Thúy Hồng là vong ơn bội nghĩa, thế nhưng trong tay người ta có tiền, còn có một chiếc máy may hiệu Hồ Điệp đấy!
Người nào dám cam đoan bản thân không có lúc cần dùng đến máy may?
Vì vậy mọi người nhìn thấy Trương Quế Nga, đều phải tươi cười chào hỏi, ai dám nói chuyện này?
Con trai của Giang lão tam từ trước tới nay luôn sống chết mặc bây.
Không nghĩ hôm nay lại đề cập đến chuyện này!
“Đều là chuyện đã qua rồi.”
Dì Trương hầm hừ, nện cái vồ gỗ ở trên áo quần, bộp bộp bộp.
“Chuyện trước kia có gì đáng nhắc lại? Vợ chú từng ở nhà tui! Vậy cũng là chuyện xưa lắc xưa lơ, đừng có nhắc nữa.”
Giang Châu nhướng mày.
“Dì Trương, dì cũng đừng nghĩ nhiều, tuy nhà cháu dạy em Thúy Hồng một số tri thức văn hóa, thế nhưng nhà cháu nói, đối nhân xử thế, không thể đòi hỏi người khác hồi báo, Thúy Hồng nhà dì rất thân thiết với nhà cháu!”
“Vậy nên hôm qua nhà cháu đã may một chiếc đầm, kiểu dáng khá đẹp, chất vải hoa còn là bông tinh khiết, nói là để cháu hỏi em Thúy Hồng mặc đồ size gì, để nhà cháu tặng một chiếc.”
“Nhưng… chậc… thật kỳ quái…”
*Chú thích:
– xe đạp Vĩnh Cửu: Hàm ý của “lão tự hào” là quá trình của một thương hiệu có thể tiêu biểu cho dấu ấn của một thời đại. Xe đạp Vĩnh Cửu chính là như vậy. Xe đạp Vĩnh Cửu được xem như một thương hiệu xe đạp Trung Quốc có giá trị trong lịch sử vô cùng lớn. Mặc dù trước khi xuất hiện nó đã từng bị người ta đặt cho cái tên là “xe quỷ”, nhưng không thể vì thế mà đi phủ nhận những tính năng nổi bật của dòng sản phẩm này.
Vào thời điểm xây dựng thương hiệu, sản phẩm này đã phải trải qua một quá trình cực kỳ gian nan, thế nhưng nó đã thành công vươn sức ảnh hưởng của mình ra toàn Trung Quốc, trở thành dấu ấn một thời và tiếp tục phát triển cho đến tận bây giờ. Mặc dù hiện tại xe đạp địa hình Vĩnh Cửu không giữ được thời đại huy hoàng mà nó từng có, nhưng ký ức thời đại trong nó thì vẫn hoàn toàn vẹn nguyên. Sau đây xin đưa mọi người tìm hiểu LỊCH SỬ XE ĐẠP VĨNH CỬU (FOREVER BIKE):
Tiền thân của xe đạp Vĩnh Cửu
Mùa thu năm 1940, một thương nhân người Nhật tên Kojima Kazumiro đã mở xưởng chế tạo Xương Hòa – xưởng sản xuất xe đạp trẻ em đầu tiên ở Thượng Hải trên đường Đường Sơn. Với quy mô không lớn, thiết bị thô sơ, kỹ thuật và công nghệ chế tạo thì khá lạc hậu, xe đạp hiệu “Neo sắt” được chế tạo ra có thân xe vừa lùn vừa ngắn, nên thường được gọi là “xe quỷ”. Đến năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng, chính phủ quốc dân coi đây là xưởng sắt ở đại lục của địch ngụy, đem xưởng xe Toyota và xưởng chế tạp Xương Hòa hợp lại thành xưởng máy Thượng Hải.
Sau đó, xưởng chế tạo Xương Hòa được xem là xưởng chế tạo thứ hai, chủ yếu sản xuất xe đạp hiệu “Cờ lê”, đến năm 1947 thì đổi thành xưởng chế tạo xe Thượng Hải. Năm 1952, xưởng chế tạo xe Thượng Hải hợp với xưởng máy Tân Tinh thành một đổi tên thành xưởng chế tạo xe Sao Đỏ, rồi đến năm 1953 chính thức đổi thành xưởng xe đạp Thượng Hải.
Lịch sử xe đạp vĩnh cửu
Nhà thiết kế công nghệ mỹ thuật Trương Tuyết Phụ năm 1957 đã chính thức thiết kế nên thương hiệu Vĩnh Cửu phổ biến cho đến tận bây giờ. Lấy hai chữ Hán là “Vĩnh Cửu” thiết kế, vừa đơn giản vừa trực quan, lại lễ nhận dạng, có cấu tứ đẹp đẽ, thực sự xứng đáng là kinh điển trong lịch sử thiết kế của Trung Quốc, có vai trò lớn trong việc truyền bá và giới thiệu sản phẩm rộng rãi.
Những năm đầu của thời kỳ cải cách mở cửa, giống như xe riêng bây giờ, Vĩnh Cửu khi đó có vị thế rất cao trong lòng người dân. Trong nhà có một chiếc “Vĩnh Cửu”, việc đi lại trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Xe đạp là một phương tiện giao thông quan trọng, người dân bình thường đều dựa vào nó để chuyển đồ ăn đồ dùng hằng ngày về nhà, tầm quan trọng của xe đạp lúc ấy có lẽ con người bây giờ khó mà tưởng tượng nổi.
Năm 1952, người ta đã sản xuất được ra 28767 chiếc xe đạp Vĩnh Cửu, chiếm hơn 1/3 tổng lượng xe đạp của Trung Quốc, trở thành “ngôi sao” sáng nhất trong “bầu trời” của ngành xe đạp Trung Quốc mới. Hơn nữa xưởng xe đạp Trung Quốc còn nghiên cứu cải tiến kiểu dáng xe đạp, nâng cao chất lượng xe. Ngay sau khi đưa xe “Vĩnh Cửu” mới ra thị trưởng lập tức rất được người tiêu dùng ưu chuộng. Khi đó xe đạp còn có giá rất đắt, là một vật xa xỉ phải dùng phiếu mới mua được. Người dân phổ thông không phải không có năng lực mua, mà cho dù có tiền cũng không có nơi nào để mua. Nhớ khi ấy trên bàn của quản đốc xưởng xe đạp Thượng Hải mỗi ngày đều đầy ắp thư từ đến từ các nơi, nội dung có thể khái quát trong hai chữ “mua xe”.
– 28 giang: là đường kính bánh xe, có loại 28,26,24